• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • Thứ sáu, 9/5/2025
  • English Tiếng Việt

Chăn nuôi

Ba Liêm "luận" về con ong mật

PHẦN THỨ TƯ: MẤY LỜI NHẮN GỞI  ĐẾN NGƯỜI DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH – QUÊ TÔI

Đến đây tôi lại sực nhớ đến một loại cây thích nghi cho việc trồng vào các vùng đất đai cằn cỗi và khô hạn như cây Gòn, đó là cây Trôm - nhiều năm qua đã được Bộ nông nghiệp đề cao, và khuyến khích giúp  đỡ,cho nông dân các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận trồng với quy mô lớn. Lại còn được các nhà kỹ thuật viết sách chỉ dẫn tận tường :từ cách chọn giống ương cây, cách trồng, bón phân, trừ sâu bệnh, đến cách khai thác như đục lỗ, lấy mủ, chế biến, v.v...  Kỳ công như thế, lại phải khó nhọc như thế mà mãi tới 4-5 năm mới cho thu hoạch (lấy mủ), mỗi cây cho 1-1,5kg mủ với giá trung bình là 300.000đ/kg. Như thế mỗi cây thu về chưa đến 500.000đ mà phải đục lỗ, gỡ mủ, phơi khô. chế biến mới có thể bán được! Đó là chưa nói đến việc bị tư thương thao túng giá cã, lo lắng phập phồng!

Thế mà với cây gòn, chỉ cần trồng là sống, rồi tự nó lớn lên và 4-5 năm sau đã ra hoa, cho mật. Không cần bón phân, tưới nước, không làm cỏ, diệt sâu, không đục lỗ, gỡ mủ gì cả. Cứ đến mùa hoa ta cho đội ngù nhân công tý hon của ta là những con ong đi góp nhật thu vế mà lợi tức thu về trung bình mỗi cây cho 3 lít mật, tính ra là 600.000đ, rồi ngồi nhà sẽ có người tím đến mua loại mật quý hiếm này. Như thế có phải vùa dể làm, vừa khỏe thân vừa thu lợi cao hơn cây Trôm không. Tiếc thay các nhà lãnh đạo trong ngành nông nghiệp, các nhà chuyên môn của chúng ta quen cách” nhìn xa trông rộng” họ chỉ nhìn thấy, nghe thấy nhửng cái gì, những việc gì ở nước ngoài đề cao và những nhà bào chế thuốc muốn có nguyên liệu để chế biến nên tìm mọi cách hô hào vận động để có nhiều người trồng, góp phần làm giàu cho họ!

Không chỉ về đến Bình định tôi mới nhìn những cây gòn ở đèo Nhong mà mỗi khi đi về miền Trung, mỗi lần đi qua tỉnh Ninh Thuận (Phan Rang), tôi cũng thấy rải rác có một vài cây gòn to, cành lá sum suê hiên ngang đứng giữa vùng cát khô nắng cháy mà tiếc cho số phận hẩm hiu của cây gòn không được các nhà nông nghiệp, các nhà khoa học để “mắt xanh” đến!

Trước khi kết thúc những lời tâm huyết của tôi đối với bà con quê nhà. một lần nữa tôi muốn nhấn mạnh là quê ta về lâu về dài có nhiều ưu điểm cho nghề Nuôi Ong Mật lắm đấy: Vừa có dừa trồng khắp nơi , có lúa, bắp, mè đậu phộng và các thứ rau đậu khác và nhất là có nhiều đất trống  để trồng hằng hà sa số cây cho nguồn mật dồi dào, thơm ngon… lại có nhiếu người biết nuôi ong từ lâu… Tất cả những lợi thế ấy, cả nước ta không có nơi nào có được.

Tôi xin kể một vài trường hợp người dân miền Bắc - ở các tỉnh Ninh bình và Thái binh, qua trao đổi với tôi qua điện thoại, họ cho biết, miền Bắc hầu hết đất chật, người đông. Nhà của chen chúc hết, không còn chỗ  để trồng cây, ngoài nhửng vùng đồi chuyên canh các cây vải thiều, nhãn hay mận… nên mỗi năm họ chỉ lấy được 1 vụ mật mà thôi, chỉ trong vòng 3 tháng, 9 tháng còn lại họ phải cho ăn (đổ đường) thường xuyên và cho ăn cả phấn hoa trà, cà phê nữa (ong nội địa ít chịu ăn phấn hoa chế biến như ong ngoại) hoặc đôi khi họ chuyển ong đến các vùng trồng sen để lấy phấn. Khó nhọc và tốn kém như thế nhưng họ tính ra cũng có lãi và nhàn hơn các nghề khác. Họ tính ra như thế này:

Trung bình mỗi đàn ong 4 cầu, ăn mỗi tháng 2,5 kg đường, với giá hiện nay là 16.000đ/kg. 
Vậy mỗi tháng là; 40.000đ
Và 9 tháng tốn hết  40.000đ x 9           = 360.000 đ
Phấn hoa 1kg                                       =   40.000 đ
Tổng cộng                                            = 400.000 đ

Mỗi năm 1 thùng ong thu được 5 lít mật nhãn . Giá 250.000 đ/l. Như thế trung bình mỗi thùng ong họ có thể thu  1.250.000đ lãi được 850.000 đ - (không tính công chăm sóc vì thường để quanh nhà) Ông bạn ở Ninh bình là cựu chiến binh, năm nay đã ngoài 70 tuổi, năm rồi có 30 chục đàn thu về lãi được độ 25 triệu. Ông tỏ ra rất phấn khởi và tự hào vì mình chọn được nghề vùa nhẹ nhàng. vừa thư giãn và có thu nhập khá.

Ấy thế thì quê ta có điều kiện tốt hơn họ nhiều lần, sao không biết khai thác!

Các bạn hãy tính xem!

Thưa tất cả bạn đọc, Thưa mọi người,

Đã là việc “Luận”, bàn, thì biết nói đến bao giờ cho cùng, cho hết. Với trình độ hiểu biết còn hạn chế, chắc không sao tránh khỏi những đóng góp chưa được thấu đáo, những nhận xét có phần nào “võ đoán” cùng một vài phát biểu không được khiêm tốn (nếu có), mong các bạn đọc thông cảm, bỏ qua, hoặc nếu có gì cần tìm hiểu thêm, hoặc  đóng góp sửa chữa, xin liên lạc với tôi, qua địa chỉ:

Hồ Liêm
Nhà ở: 186/8 Nguyễn Súy , Phường Tân Quý, Quận Tân Phú
Thành phố Hồ Chí Minh – Việt nam.
Địa chỉ Email: holiem06@gmail.com. Điện thoại: 01.675.942.354

Hoặc:

Nguyễn thị Nhan
Nhà ở: 186/8 đường Nguyễn Súy, Phường Tân quý, Quận Tân Phú. TP.Hồ Chí Minh (Việt nam)
Điện thoai: Bàn  083.5590.968     Di động:  0973. 258.590
Địa chỉ Email: nnguyenthinhan@gmail.com

Trân trọng, Kính chào!
(Tiền giang, ngày 24 tháng 7 năm 2015)

Nhấn vào đây để xem tiếp các video chuyên đề phong châm

Nhấn vào đây để về trang: Ba Liêm "luận" về con ong mật

Nhấn vào đây để về trang chính: Ba Liêm nuôi ong mật

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang