• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Một chuyên gia Việt với 40 năm nghiên cứu về thủy sản và quyển sách "Phương pháp nuôi cá Salmonid tại Việt Nam"

Buổi sáng một ngày cuối tháng 7 của mùa hè năm 2012, chúng tôi đã được kỹ sư Vũ Thế Trụ dẫn đi thăm quan trại giống ương nuôi cá hồi của Khoa Thủy sản trường Đại học Washington, tiểu bang Washington - Hoa kỳ, một trong 10 đại học nổi tiếng nhất Hoa Kỳ và là nơi đào tạo các chuyên gia nghiên cứu hàng đầu thế giới về cá nước lạnh. Giờ đã hơn 70 tuổi và đã nghỉ hưu, nhưng ông vẫn là một chuyên gia được nhà trường mời cộng tác hướng dẫn cho sinh viên và những nhà nghiên cứu sau ông tiếp cận những thành quả của hơn 20 năm nghiên cứu chuyên sâu về cá salmonids.

Hàng năm, từ tháng 11 đến tháng 4 là mùa trại nuôi cá hoạt động, nên cuộc trò chuyện giữa chúng tôi và ông bên trại giống hôm nay không phải là những trao đổi về kỹ thuật, mà là câu chuyện hàn huyên giữa nhưng người tâm huyết với ngành nuôi thủy sản.

Trước tiên là câu chuyện cổ tích về loài cá mà hàng năm, vào mùa sinh sản chúng từ biển khơi vất và ngược dòng về với đất liền nơi chúng được sinh ra để đẻ và ấp trứng trong nước ngọt. Coho salmon hoặc Silver Salmon (Oncorhynchus kisutch) là loại cá hồi phổ biến và quan trọng nhất trong các loài cá salmon ở biển Thái bình Dương có thể sống hoàn toàn trong môi trường nước ngọt. Và đây chính là loại cá hồi mà ông đã mang trứng để ấp và nuôi đầu tiên tại cao nguyên Việt Nam.

Theo kỹ sư Vũ Thế Trụ, 3 yếu tố môi trường quan trọng trong việc nuôi cá Salmonid là:
- Nhiệt độ nước lạnh: 12-15oC
- Lượng oxy trong nước cao 6-8 ppm (part per million)
- Nguồn nước trong sạch.

Những lần về thăm Việt Nam, ông đã đi khảo sát nhiều nơi và nhận xét rằng các con suối vùng thượng du của miền Bắc Việt Nam hội tụ đủ 3 yếu tố trên. Nếu sử dụng tốt tất cả các con suối của 13 tỉnh vùng thượng du Bắc bộ thì Việt Nam sẽ phát triển được ngành nuôi cá Salmonid.

Ông ký tặng cho chúng tôi quyển sách "Phương pháp nuôi cá Salmonid tại Việt Nam" để giới thiệu tới bạn đọc của web Việt Linh. Chắc chắn đây là quyển sách quý giá nhất cho chúng tôi và những người quan tâm đến kỹ thuật nuôi cá hồi nói riêng và cá nước lạnh nói chung.

Chúng tôi trân trọng giới thiệu tới bạn đọc phóng sự ảnh của Việt Linh về trại ương nuôi cá hồi của Khoa Thủy sản trường Đại học Washington, nơi hàng năm những con cá hồi đã được sinh ra từ đây sẽ từ biển Thái Bình Dương vượt hàng ngàn kilomet tìm về cội nguồn.

Phóng sự này do Biên tập viên của Việt Linh thực hiện tại Hoa Kỳ, tháng 7/2012.

Nơi đây những con cá salmon sẽ từ biển Thái Bình Dương quay trở về để đẻ và ấp trứng. Đây cũng là nơi KS Vũ Thế Trụ và các cùng đồng nghiệp thả những con cá hồi có gắn chíp điện tử để theo dõi, mà trong đó có những con cá đã bơi vượt qua biển Thái Bình Dương sang đến tận Nhật Bản. Ảnh: Việt Linh

KS Vũ Thế Trụ giới thiệu cho chúng tôi về hệ thống thu, đếm từng con cá salmon từ biển quay về đây. Ảnh: Việt Linh

KS Vũ Thế Trụ giảng giải cho chúng tôi về các loại cá hồi. Ảnh: Việt Linh

Hồ tròn và hệ thống tạo dòng chảy để nuôi cá con. Ảnh: Việt Linh

Khu vực nuôi cá salmon con. Ảnh: Việt Linh

Lưới ngăn bao trùm toàn bộ các bể nuôi cá con ngoài trời. Ảnh: Việt Linh

Hệ thống tạo oxy cho hồ nuôi cá con. Ảnh: Việt Linh

Đang là giữa mùa hè, hồ nuôi cá bố mẹ được tháo nước, vệ sinh và phủ bạt nilon để tránh cây, cỏ mọc làm hỏng nền bê tông đáy. Ảnh: Việt Linh

Những bậc thềm này là nơi cá bố mẹ đẻ trứng và phủ tinh. Ảnh: Việt Linh

Khu vực trại ương nuôi cá salmon của Khoa Thủy sản, trường Đại học Washington, nơi có nguồn nước rất trong sạch. Ảnh: Việt Linh

Salmon House - một nhà hàng theo phong cách của người da đỏ, được thành lập từ năm 1970, gần Đại hoc Washington, thành phố Seattle, là một trong những điểm đến của du khách khi tới thành phố này. Tại đây bạn có thể tìm thấy những hình ảnh người da đỏ khai thác cá hồi thuở xưa, cũng như thấy hình ảnh những chú gấu rừng đón chặn trên những dòng suối chảy ra biển để bắt cá hồi. Ảnh: Việt Linh.

Quyển sách "Phương pháp nuôi cá salmonid tại Việt Nam" của KS Vũ Thế Trụ tặng Việt Linh. Sách chỉ được in một số ít bản tại Hoa Kỳ để tác giả tặng bạn bè và những người quan tâm đến kỹ thuật nuôi cá salmonid với mong muốn giúp người nuôi thủy sản Việt Nam đạt được thành quả cao nhất trong nghề nuôi cá nước lạnh. Bạn đọc có thể liên hệ với Việt Linh hoặc trực tiếp với KS Vũ Thế Trụ để chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệp tâm huyết của ông. Ảnh: Việt Linh

KS Vũ Thế Trụ và đại diện của Việt Linh tại Trung tâm nghiên cứu Thủy sản của Đại học Washington, Hoa Kỳ. Dù đã biết ông từ rất lâu, nhưng đây là lần đầu tiên chúng tôi gặp KS Vũ Thế Trụ và được ông đón tiếp nồng nhiệt. Ông đang nghỉ hè cùng gia đình ở California, biết chúng tôi đến Hoa Kỳ, ông đã sắp xếp dành cho chúng tôi 2 ngày để dẫn chúng tôi thăm quan Trại giống cá hồi bên vịnh Portage Bay, Seattle. Ảnh: Việt Linh

Chúng tôi sẽ tiếp tục phóng sự này vào mùa đông năm nay, khi trại cá mở cửa đón những cặp cá hồi bố mẹ từ biển khơi trở về đây thực hiện nhiệm vụ sinh tồn...

© Sonia LV. Viet Linh. Jul 21, 2012. Seattle, WA, USA

Phần tiếp theo: Trại giống và hệ thống ấp trứng, ương cá hồi tại Khoa Thủy sản trường Đại học Washington, Hoa Kỳ

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang