PHẦN THỨ TƯ: MẤY LỜI NHẮN GỞI ĐẾN NGƯỜI DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH – QUÊ TÔI
Nhiều năm trước đây, mặc dù ở TP.HCM nhưng tôi vẫn gởi ong nuôi ở Tiền giang 3-4 điểm, tổng cộng có trên 100 đàn, cứ 5-7 ngày tôi lại từ TP.HCM về thăm hay quay mật, chỉ ở lại 1 hay 2 hôm thôi. Có khi tôi còn đem ong gởi ở Vũng tàu, Long khánh và nhiều nơi khác cũng thế. Đến nay, tuy già rồi không đi xa nữa, chỉ quanh quẩn gần nhà, tuy vậy nhờ lợi thế là ở tại chỗ nên hiện giờ tôi cũng có đến 120 đàn và biết đâu theo quy luật phát triển của loài ong, sang năm tôi có thể có đến vài ba trăm đàn. Chỉ có một mình tôi nuôi. Khi nào quay mật, chuyển ong, đóng thùng, đóng cầu… mới cần người phụ mà thôi. Vẫn nhàn tản, vẫn rảnh rang, không có gì bận bịu hết!
Tại quê nhà tôi - Mỹ hiệp, Phù mỹ không có lợi thế bằng ở các huyện bắc Bình định vì nơi đây ít dừa và trồng rải rác. Tuy vậy giờ cũng đã có thủy lợi, lúa đã 3 mùa, lại còn trồng đươc bắp đậu nên ta cũng cỏ thể nuôi được mỗi điểm 10-20 đàn, gởi, đặt rải rác ở các vùng lân cận. Cụ thể như ở Mỹ hiệp thì đem gởi ở Mỹ hòa (Phước thọ, An lạc, Hội khánh, Hội phú) ở Mỹ trinh như Trinh vân, Lạc sơn, Trung hội, v.v… nơi nào cũng có dừa, lúa, bắp… cùng trên một tuyến đường đanh và cách nhà chưa đầy 10 km, thật dễ dàng và thuận tiện biết bao. Đó là những buổi đầu chỉ có năm, ba chục đàn. Khi đã chuyên nghiệp có vài trăm đàn trở lên thì ta có thể đem ra Bình dương, Bồng sơn, Tam quan… những nơi có dừa lúa quanh năm, gởi hoặc thuê điểm đặt, có thể ở lại chăm sóc hoặc về nhà, năm ba hôm đến thăm, chăm sóc, vì con ong đâu cần phải chăm sóc mỗi ngày?
Tuy nhiên quê tôi cũng có lợi thế là có nhiều gò, nhiều bãi, bỏ hoang không trồng trọt gì, chỉ để cho trâu bò đứng. Lại có tỉnh lộ xuyên ngang (đường đanh) dài tăm tắp rất cần được che mát. Bên cạnh đó là những dãy rừng núi còi cọc, hoang vu kế tiếp nhau biết đến bao giờ mới khai thác hết.
Buổi ban đầu ta chưa làm được những quy mô lớn như trồng cây khắp núi rừng, ta chỉ làm nhỏ lẻ, từ từ mỗi năm một ít rồi như vết dầu loang phát triển nhiều lên. Chẳng hạn những năm đầu ta trồng chung quanh vườn nhà, bờ suối, lùm cây… Theo tôi, các bạn chỉ trồng vào các bụi rậm ở Gò Hiệp, Gò Ngựa, Gò Đỗ… đường cái đắp cũng có thể được hàng trăm hàng gàn cây rồi chứ cần gì phải đi đâu xa. Cây gòn rất dễ trồng, đầu mùa mưa, cắm đâu sống đó và chỉ 4 – 5 năm sau là ta đã có nguồn mật dồi dào thơm ngon trong 2 tháng rồi.
Tôi nhớ lại những năm 1996 - 1997 về quê nhà, mỗi khi đi tứ Phù mỹ ra Bồng sơn lúc nào tôi cũng nhìn 2 cây gòn ở Diêm tiêu, gần đỉnh đèo Nhong, gốc to cỡ 2 người ôm mói xuể, rồi nhìn những vùng gò đất ở chân núi, các đồi trọc ở đèo Nhong, đèo Phú cũ mà thầm tiếc, nơi đây không ai biết nuôi ong và lợi dung lợi thế đất hoang này để làm giàu, thật là uổng phí.
Vào mùa gòn trổ bông, nhìn dưới gốc cây, thấy hoa gòn rụng trắng xóa mà trên cây không có con ong mật nàò đến lấy! Tôi phỏng tính với nguồn hoa từ 2 cây gòn này ít ra cũng cung cấp đủ mật cho 5 đàn ong và mỗi đàn có thể thu về 5 lít mật. Như thế ta có thể thu vè sau vụ hoa là 25 lít mật. Với giá 200.000đ/lít tính ra ta có được 5.000.000đ, nhưng số tiền ấy đã chui vào lòng đất!
Nhấn vào đây để về trang: Ba Liêm "luận" về con ong mật
Nhấn vào đây để về trang chính: Ba Liêm nuôi ong mật
Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.